BẮT ĐẦU VỚI PHOTOSHOP

Viết bởi  Yukichan

Photoshop là một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng trong kho vũ khí của các nhà thiết kế. Và các bạn nếu muốn sở hữu những tấm ảnh đẹp, những san phẩm thiết kế hình ảnh ấn tượng cũng cần phải hiểu và sử dụng được công cụ này.

Trong chương giới thiệu này tôi cũng sẽ chia sẻ một số các phím tắt cần sử dụng thường xuyên để giúp các bạn tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình chỉnh sửa ảnh nói riêng và quá trình sử dụng photoshop nói chung.

Chỉ trong một chương ngắn ngủi chúng tôi sẽ không thể nói cho các bạn biết hết được mọi tính năng của photoshop nhưng chúng tôi có thể giúp bạn nắm được những bước cơ bản và quan trọng giành cho người mới bắt đầu sử dụng photoshop. Sau khi bạn đã quen thuộc với giao diện và có thể thực hiện những công việc như việc lựa chọn, áp dụng Gradient và làm việc với các layer bạn sẽ hứng thú hơn khi chuyển tới những chương tiếp theo của chúng tôi

Vậy còn chần chờ gì nữa mà không mở Photoshop ra và cùng nhau thực hành thôi.

Photoshop Workspace

Mở Photoshop ra chúng ta thấy ngay không gian làm việc của photoshop bao gồm những thành phần sau:

* Thanh menu: Có thể bạn đã quen thuộc với thanh menu từ các chương trình khác, thanh menu này chạy trên đầu trang của cửa sổ Photoshop của bạn. Trên đó chứa nhiều tùy chọn, trình đơn khác nhau cho các công cụ của Photoshop

* Tùy chọn thanh: Các thanh tùy chọn nằm ngay bên dưới thanh menu và hiển thị các tùy chọn cụ thể cho các công cụ khác nhau.

* Hộp công cụ: Theo mặc định, hộp công cụ nằm bên trái của cửa sổ Photoshop của bạn, và có các phím tắt cho các công cụ Photoshop

* Bảng: Là hệ thống bảng hiển thị ở phía bên phải  của cửa sổ Photoshop của bạn. Đó là nơi giữ thông tin hoặc các tùy chọn để làm việc với tập tin ( ảnh ) của bạn. Mỗi bảng đều có 1 tab riêng và bạn có thể giảm thiểu các bảng bằng cách đóng cửa sổ hoặc nhóm các bảng khác nhau lại với nhau bằng cách kéo vào và thả ra khỏi một bảng điều khiển. ( trong VD sau đây bảng NAVIGATOR có chưa hình ảnh thu nhỏ của hình ảnh bạn đang làm việc trên đó. Tại bảng này cho phép bạn có thể phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh hiển thị làm việc một cách nhanh chóng và thay đổi các phần của hình ảnh hiển thị trên màn hình.

* Cửa sổ làm việc: Mỗi tài liệu mở ra có một cửa sổ làm việc riêng với thanh trạng thái ở phía dưới. Trên thanh trạng thái ở bên tay trái của cửa sổ làm việc là tỉ lệ zoom, kế tiếp bên tay phải là các thông tin cụ thể cho các tài liệu.

Tùy biến không gian làm việc của bạn

Bạn có thể tùy chỉnh không gian làm việc của Photoshop để phù hợp với thói quen làm việc bạn hay với công việc của bạn. Hầu như tất cả mọi thứ trong không gian làm việc của bạn trên Photoshop có thể thay đổi vị trí và cấu hình một cách vô cùng linh hoạt. Bạn có thể tùy chỉnh không gian làm việc của bạn bằng cách:

1-Thay đổi cái nhìn của thanh menu

Bạn có thể thay đổi các mục trình đơn hiển thị trên thanh công cụ và thậm chí thêm màu sắc cho các mục trình đơn của bạn. Nếu bạn muốn bạn cũng có thể gán các phím tắt bàn phím mới hoặc khác nhau với cách lệnh đơn ( TANPOPOprint khuyên bạn không nên làm thế cho đến khi bạn thật sự thành thạo với Photoshop hoặc có nhưng lý do nào đó khiến bạn buộc phải làm vậy.). Vào Edit -> Menus và sử dụng hộp thoại để thay đổi thanh menu và các bảng menu

2-Di chuyển thanh tùy biến

Nếu bạn muốn di chuyển thanh tùy chọn, bạn chỉ cần nhấp chuột vào tay cầm phía bên trái của nó và di chuyển nó xung quanh. Thanh tùy chọn sẽ tự động bắt dính vào đầu hoặc cuối màn hình nếu bạn di chuyển nó gần những vùng đó.

3-Di chuyển các hộp công cụ

Hộp công cụ của Photoshop vô cùng cơ động, nó có thể được di chuyển đến bất kì vị trí nào trên màn hình của bạn. Di chuyển các hộp công cụ bằng cách nhấp vào vùng ....... màu xám ở phía trên hộp công cụ và kéo nó tới vị trí mà bạn muốn.

4-Sắp xếp lại bảng

Có rất nhiều cách để sắp xếp lại bảng màu của bạn. Bạn có thể muốn tách một bảng từ nhóm Palette của nó và di chuyển nó vào nhóm khác? Rất dễ dàng, bạn chỉ việc kéo các Palette ra khỏi nhóm ban đầu của nó và cho vào nhóm mới. Bạn có thể mở rộng hoặc thu gọn bảng bằng cách đặt con trỏ vào phần góc dưới bên phải của bảng để con trỏ biến thành hình mũi tên 2 đầu sau đó bạn chỉ việc co, kéo nó theo tỉ lệ mà bạn mong muốn. Bạn có thể kéo một số tab bảng của bạn ra khỏi nhóm palette của nó và đóng phần còn lại. Để hiển thị một bảng đã bị đóng bạn chỉ việc nhìn lên thanh menu tìm window và chọn bảng mà bạn muốn hiển thị trở lại.

5-Hiển thị thông tin khác nhau trên thanh trạng thái cửa sổ tài liệu

Thanh trạng thái hiển thị kích thước file theo mặc định. Kích thước tập tin được hiển thị như hai số cách nhau bằng một dấu gạch chéo. Số đầu tiên là kích thước file với tất cả layer đã sát nhập và số thứ hai là kích thước file khi để nguyên các lớp layer. Nếu khái niệm layer nghe có vẻ quá xa lạ đối với bạn thì cũng đừng hoang mang nhé vì chúng tôi sẽ nói rõ về layer ngay thôi. Bạn có thể thiết lập các thanh trạng thái hiển thị thông tin khác nhau, chẳng hạn như số lượng điểm ảnh của file, hoặc số phiên ản của file. Để làm điều này bạn chỉ việc nhấn vào biểu tượng mũi tên bên cạnh thanh trạng thái, chọn hiển thị và chọn các thông tin bạn muốn xem.

6-Tiết kiệm không gian làm việc tùy chỉnh của bạn

Khi bạn trở nên thành thạo hơn với Photoshop, bạn sẽ thấy có một số bảng nhất định rất hay được sử dụng cho công việc đặc thù của bạn tuy nhiên bên cạnh đó có một số bảng khác rất ít khi được sử dụng, thậm trí không được sử dụng cho công việc của bạn. Photoshop cho phép bạn lưu và tải các không gian làm việc khác nhau, sắp xếp khác nhau của hệ bảng, menu và các phím tắt nhằm giúp cho bạn làm việc hiệu quả hơn.

Sau khi bạn đã tự tạo cho mình một không gian làm việc vừa ý, để save không gien làm việc đó lại bạn chỉ cần nhìn lên thanh menu chọn Window -> Workspace -> Save workspace và nhập tên không gian làm việc của bạn. VD: Chỉnh ảnh, Làm web....Sau đó bạn có thể tải các không gian làm việc khác nhau của bạn bằng cách mở lại Window -> Workspace -> tải không gian làm việc phù hợp với tính chất công việc của bạn từ danh sách menu

Làm việc trong Photoshop

Sau khi chúng tôi giới thiệu sơ qua với bạn về các không gian làm việc trong Photoshop bạn có lẽ cũng bắt đầu định hình được đôi chút về Photoshop, vậy chúng ta sẽ bắt đầu với những bước đầu tiên nhé.

Bạn có thể tạo một tài liệu mới bằng cách chọn File -> New từ thanh menu hoặc nhấn phím tắt Ctrl+N trên máy tính hoặc Command+N treeb máy Mac. Hộp thoại mới sẽ xuất hiện, tại đây bạn có thể xác định kích thước tài liệu và các thiết lập khác

Tập tin mở

Bạn mở các tập tin bằng cách chọn File -> Open từ thanh menu hoặc nhấn Ctrl+O ( Command+O trên máy Mac). Bạn có thể chọn và mở nhiều file bằng cách giữ Ctrl (Command trên máy Mac) và nhấp vào tất cả các file mà bạn yêu cầu trong hộp thoại tập tin

Lưu trữ tập tin

Lưu một tập tin bằng cách chọn File ->Save hoặc nhấn Ctrl+S ( Command+S trên máy Mac). động tác này thường được sử dụng khi chúng ta cải thiện một file đã có bản lưu trước đó. Còn với một file mới chưa có bản lưu cũ nếu bạn muốn save bạn có thể vào File ->Save as hoặc nhấn Ctrl+Shift+S ( Command+Shift+S trên máy Mac) để thay thế.

Các định dạng file

Trong Photoshop định dạng chúng ta hay gặp cũng như hay sử dụng nhất là JPG, PSD, bên cạnh đó còn có định dạng file khác như PNG, TIFF, GIF... nhưng những định dạng file này thường được sử dụng khi bạn làm việc trên web. Còn vấn đề chúng ta đặt ra hiện nay là xửa lý ảnh và in ảnh nên chúng ta sẽ tạm gác lại những định dạng này và đi sâu ơn vào 2 định dạng chính đó là JPG và PSD

JPEG: Các định dạng JPEG (phát âm là "Jay-peg"), làm việc tốt nhất với những hình ảnh chụp hoặc hình ảnh có hơn 256 màu sắc và gradients, chẳng hạn như hoa trên trang đối diện. Hình ảnh được lưu trong định dạng JPEG được nén, có nghĩa là thông tin hình ảnh sẽ thực sự bị mất, làm cho hình ảnh để làm suy giảm chất lượng.

PSD: là file photoshop còn nguyên layer  . Hình ảnh được lưu trong định dạng PSD được nén cao nhất,kích thước file save cho phép cũng là cao nhất (4GB). Maximum size 30.000x30.000 pixel. File sau khi save ko bị mất chi tiết nhưng nhược điểm là file ở ddunhj dạng này rất nặng , không nhà in nào để định dạng file này mà in được cả. Chính vì vậy file photoshop được sử dụng như một dạng file gốc người dùng có thể mở ra và chỉnh sửa riêng từng layer trong những lần làm việc sau.

Layer trong Photoshop

Lớp là một tính năng ưu việt của Photoshop, nó cho phép bạn làm việc trên 1 phần của hình ảnh mà không ảnh hưởng đến những phần còn lại của nó. Lúc đầu khi mới nghe tới khái niệm Layer (lớp) bạn sẽ thấy có vẻ khác rắc rối. Nhưng đến khi bạn thực sự đã quen với làm việc trên các lớp của Photoshop bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc xử lý hình ảnh ( công việc) nếu thiếu đi tính năng này. Sau đây là một số VD về Layer ( lớp) trong Photoshop:

Hình ảnh sau đây có lẽ phần nào giúp bạn hình dung ra các lớp của Photoshop sẽ được sắp xếp như thế nào trong quá trình bạn xử lý công việc. Bạn có thể hiển thị

và ẩn mỗi lớp ( Layer) trong một hình ảnh bằng cách nhấp vào biểu tượng con mắt tương ứng của nó trong Layer Palette như ở dưới cùng của  trang sau.

Để gộp các lớp lại và quản lý bạn có thể sắp xếp chúng thành các nhóm bằng cách: Layer -> New -> Group.. hoặc sử dụng tổ hợp phím tắt (ctrl+G) sau khi đã giữ shift và chọn những layer bạn ccafn group chung 1 nhóm. Một nhóm layer được biểu thị bằng 1 biểu tượng thư mục. Bạn có thể thu gọn hoặc mở rộng nhóm layer bằng cách nhấp vào hình tam giác bên trái của biểu tượng thư mục. Bạn có thể bổ xung thêm layer vào nhóm layer bằng cách nhúng thả layer đó vào biểu tượng thư mục cần bổ xung.


Gửi bình luận